Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các chia sẻ của f4vnn.com, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "f4vnn". (Ví dụ: tắt update windows f4vnn). Tìm kiếm ngay

Tạo Web Server Linux từ máy tính cũ đơn giản

Máy chủ Web là chương trình sử dụng HTTP (Giao thức truyền siêu văn bản) để phục vụ các tệp hình thành các trang Web cho người dùng, đáp ứng yêu cầu của họ, được chuyển tiếp bởi các máy khách HTTP của máy tính của họ. … Quá trình này là một ví dụ về mô hình máy khách / máy chủ.

Nếu bạn quan tâm đến việc build một web server gia đình, cách đơn giản nhất là cài đặt Linux trên máy tính dự phòng. Nhờ sự đơn giản của Linux, thực hiện điều này rất đơn giản và mang đến cho bạn một cách hợp lý để host một trang web hoặc blog. Sau đây là cách thiết lập một Linux web server.

Cách tạo web server riêng với Linux

Để build một Linux web server có thể chạy từ nhà, bạn sẽ cần phần cứng và hệ điều hành. Ngoài ra, nên cài đặt phần mềm web server và phương tiện truy cập máy chủ từ Internet.

Bài viết sẽ chia thành 4 bước đơn giản mà bạn có thể làm theo để build Linux web server của riêng mình.

  1. Tìm một máy tính cũ, không còn sử dụng nữa
  2. Cài đặt hệ điều hành Linux
  3. Thiết lập phần mềm web server ứng dụng (Apache, PHP, MySQL)
  4. Tiếp cận máy chủ từ Internet

Cùng bắt đầu nào!

Tạo Web Server Linux từ máy tính cũ đơn giản

1. Tìm một máy tính cũ cho Linux web server

Trước khi chọn máy tính để sử dụng làm web server, bạn sẽ cần phải biết các yêu cầu tối thiểu của hệ điều hành. Mặc dù Ubuntu khá phổ biến, nhưng nó lại không đủ nhẹ. Thay vào đó, Lubuntu 19.04 là một lựa chọn mạnh mẽ hơn. Đây là một sự thay thế nhẹ hơn cho Ubuntu, được xây dựng trên cùng một code.

Yêu cầu hệ thống Lubuntu

Lubuntu 19.04 có yêu cầu tối thiểu là:

  • Bộ xử lý lõi kép 512MHz hoặc tốt hơn (khuyến nghị là 1GHz, trái ngược với 2GHz cho Ubuntu)
  • Bộ nhớ hệ thống 4GB
  • 25GB dung lượng ổ cứng miễn phí
  • Lựa chọn phiên bản 32 bit (cho PC cũ) và phiên bản 64 bit

Bạn có thể có một PC cũ phù hợp ở đâu đó trong nhà hoặc tìm mua một máy đã qua sử dụng ở cửa hàng đồ cũ. Điều đáng chú ý là bạn có thể cài đặt Linux web server trên Raspberry Pi. Chiếc máy tính nhỏ này có giá chưa đến $30 (690.000VND) và là một lựa chọn thông minh nếu bạn gặp rắc rối với phần cứng cũ.

Ngoài ra, đừng giới hạn trong các PC Windows cũ. Máy Mac và MacBook của Apple từ thời trước năm 2006 với bộ xử lý PowerPC cũng có thể chạy Linux.

Giống như Ubuntu, Lubuntu hỗ trợ nhiều loại card video, ổ cứng và phần cứng khác. Để kiểm tra xem bản phân phối có hoạt động trên phần cứng bạn đã chọn hay không, hãy chạy Live CD.

Nếu bạn có kế hoạch chạy máy chủ 24/7, hãy chắc chắn rằng nó nằm trong khu vực thông thoáng. Tốt hơn là đặt nó trong một phòng máy lạnh vào mùa hè, khi nhiệt độ là kẻ thù đổi với máy chủ của bạn.

2. Cài đặt hệ điều hành Linux

Download lubuntu

Cài đặt Lubuntu rất đơn giản. Chỉ cần lấy file ISO và ghi nó vào DVD hoặc USB để bắt đầu.

Những disk image này có các phiên bản phần mềm mới nhất, do đó chỉ cần nâng cấp nhỏ sau khi cài đặt. Sử dụng phiên bản 64 bit nếu máy tính hỗ trợ hoặc phiên bản 32 bit nếu ngược lại.

Khi đã sẵn sàng, hãy chèn phương tiện cài đặt vào máy tính và khởi động lại. Nếu bạn cần thay đổi cài đặt BIOS để khởi động từ ổ quang hoặc USB, thì hãy làm như vậy. Trong một số trường hợp, một menu chọn phương tiện boot có thể được mở.

Với phương tiện cài đặt được boot, chọn Install Lubuntu. Khi được nhắc, hãy chọn Download updates while installing và Install 3rd Party Software, sau đó nhấn Erase and Use the Entire Disk.

Lưu ý rằng bước này sẽ xóa mọi hệ điều hành khác mà bạn có trên máy tính này. Thực hiện theo các tùy chọn khác cho mỗi cài đặt mong muốn. Mã hóa thư mục Home không phải là việc làm khôn ngoan cho một dự án web server. Khởi động lại sau khi cài đặt hoàn tất.

Khi khởi động lại, kiểm tra cập nhật. Đi đến System > Administration > Update Manager > Install Updates. Bạn có thể cần phải khởi động lại sau khi cài đặt bất kỳ bản cập nhật nào.

3. Cài đặt phần mềm Linux web server

Mặc dù nhiều sự thay thế có sẵn, nhưng hầu hết các trang web chạy trên sự kết hợp giữa Apache, MySQL và PHP (được gọi là LAMP). Điều này tương tự với những gì bạn nên cài đặt trên Windows.

Tất cả ba công cụ có thể được cài đặt thông qua Software Center. Khởi chạy ứng dụng này qua System > Administration > Synaptic Package Manager. Đây là nơi bạn cài đặt phần mềm mình cần.

Tìm kiếm và cài đặt các gói sau, mỗi tên sẽ bao gồm những điều kiện tiên quyết khác nhau: apache2, php5, php5-mysql và mysql-server. Áp dụng các thay đổi để cài đặt các gói.

Các gói sẽ tải xuống và cài đặt trong thời gian ngắn. Trình cài đặt sẽ nhắc bạn nhập mật khẩu “root” MySQL. Không cần khởi động lại.

Bạn có thể thay thế cài đặt các công cụ này trong dòng lệnh. Mở Terminal sau đó nhập:

sudo apt install lamp-server^ -y
Cài đặt lamp server

Kiểm tra web server!

Bạn có thể kiểm tra cài đặt bằng cách mở trình duyệt Firefox trên máy chủ của mình và truy cập URL http://127.0.0.1/. Ngoài ra, hãy nhập http://localhost/.

Bạn sẽ thấy thông báo “Itworks!”. Điều đó có nghĩa là web server của bạn đang chạy!

Cả Apache và MySQL sẽ chạy trong nền và bắt đầu khởi động. Với web server hiện đang hoạt động, bạn có thể chỉnh sửa các file trong /var/www. Chỉ cần làm mới trình duyệt để xem các thay đổi trực tiếp trên trang web.

Tìm địa chỉ IP cục bộ của máy chủ

Trong khi máy chủ hoạt động, nó cần được hiển thị với thế giới bên ngoài. Vì vậy, điều quan trọng là phải giữ cho máy chủ cập nhật với tất cả các bản vá thông thường.

Đầu tiên, tìm địa chỉ IP cục bộ của máy chủ và đặt nó thành một cái gì đó để sau này bạn sẽ có thể quy chiếu đến. Bạn sẽ tìm thấy địa chỉ IP hiện tại, được chỉ định bởi router trong hộp Network Information.

Tìm thông tin này bằng cách nhấp vào kết nối mạng, sau đó chọn Connection Information. Bước này sẽ làm xuất hiện một hộp với địa chỉ IP hiện tại, card adapter mạng, địa chỉ Broadcast, cổng và máy chủ DNS. Hãy ghi lại địa chỉ IP.

Tiếp theo, chỉnh sửa thông tin kết nối để cung cấp một địa chỉ IP tĩnh trên mạng cục bộ. Nhấp chuột phải lần nữa, nhưng lần này đi đến Edit Connections. Chọn tên adapter thích hợp (ví dụ: eth1) và chỉnh sửa các cài đặt đó.

Chọn tab IPv4 và chuyển Method thành Manual. Nhấp vào Add sau đó nhập thông tin từ cài đặt kết nối. Tuy nhiên, lưu ý địa chỉ IP sẽ cần phải được nhập khác nhau. Giữ lại 3 octet (số giữa các dấu chấm) đầu tiên nhưng thay đổi số cuối cùng thành con số cao hơn (dưới 254).

Điều quan trọng là địa chỉ IP gán thủ công chưa được sử dụng trên mạng của bạn. Nếu không chắc chắn, hãy chọn một địa chỉ IP cao như 250. Đây sẽ là địa chỉ IP cục bộ, tĩnh của bạn.

Chia sẻ thư mục web

Một số tùy chọn có sẵn để truy cập và upload file lên máy chủ. Để minh họa tầm quan trọng của quyền thư mục, hãy xem xét việc chia sẻ thư mục web dưới dạng tùy chọn.

Điều quan trọng là chỉ sử dụng phương pháp này nếu máy chủ của bạn nằm trên một mạng riêng. Hãy chắc chắn không ai có thể kết nối với nó và truy cập vào thư mục chia sẻ của bạn.

Bắt đầu bằng cách xử lý các quyền trên thư mục web. Mở một terminal bằng cách nhấn Ctrl+Alt+T, sau đó nhập:

sudo chmod 777 /var/www

Bạn sẽ được nhắc nhập mật khẩu. Nếu đúng, các quyền sẽ được cập nhật.

Bây giờ hãy vào trình duyệt file và tìm /var/. Nhấp chuột phải vào thư mục www và sau đó chọn Sharing options và bỏ tích nó. Đối với các tùy chọn bảo mật, bạn có thể chia sẻ nó khi có hoặc không có mật khẩu. Chọn Guest access để chia sẻ thư mục mà không yêu cầu tên người dùng và mật khẩu.

Bây giờ, bạn hoặc bất kỳ ai khác sẽ có thể truy cập các file mà không cần mật khẩu. Vì lý do này, chia sẻ với mật khẩu được khuyến nghị cho mục đích bảo mật. Đồng thời dành một chút thời gian để kiểm tra Allow others to create and delete files in this folder. Tùy chọn này cho bạn quyền ghi từ thư mục được chia sẻ.

Để xem file của bạn, hãy truy cập vị trí mạng //localhost/www.

localhost

Nó sẽ nhắc nhập mật khẩu hoặc cho phép bạn truy cập thẳng vào các file của mình, tùy thuộc vào cài đặt bảo mật của bạn. Đây là những file giống nhau có thể truy cập trong trình duyệt web thông qua http://localhost/ (hoặc bất kỳ địa chỉ IP tĩnh nào bạn đặt).

Giúp máy chủ Linux trực tuyến với Port forwarding

Bây giờ, bạn đã có một địa chỉ IP, một khái niệm quan trọng nữa cần hiểu là Port forwarding (chuyển tiếp cổng). Mỗi một người kết nối với Internet qua một địa chỉ IP. Đối với hầu hết các kết nối gia đình (và nhiều kết nối doanh nghiệp), IP của máy tính không thực sự tiếp xúc với Internet.

Vậy làm thế nào để khách truy cập vào trang web liên lạc với máy chủ? Điều này có thể thực hiện với Port forwarding.

Các cổng trên máy chủ giống như cửa của một ngôi nhà và mang ý nghĩa bảo mật. Mỗi cổng sẽ cung cấp cho bạn quyền truy cập vào một dịch vụ khác nhau đang chạy trên máy chủ. Các web server sử dụng cổng 80 theo mặc định.

Để kích hoạt tính năng này, bạn sẽ cần phải đăng nhập vào trang quản trị của router. Kiểm tra tài liệu hướng dẫn của thiết bị để biết chi tiết về điều này (một số router có địa chỉ IP được in ở mặt sau). Tại đây, bạn nên tìm một phần có tên là Port Forwarding hoặc Applications cho phép bạn chuyển tiếp cổng đúng cách.

Chuyển tiếp TCP cổng 80 vào bên trong mạng, đến địa chỉ IP tĩnh bạn đã đặt trước đó. Mỗi router sẽ khác nhau, vì vậy hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng router để biết cách thiết lập đúng.

Đặt cho Linux web server một hostname tĩnh

Hầu hết các router gia đình kết nối với một ISP thông qua cái được gọi là IP động. Điều này có nghĩa là địa chỉ IP public cho router sẽ thay đổi sau một khoảng thời gian đã đặt, thường là một tuần hoặc lâu hơn.

Cách khác là máy chủ DynDNS cho phép bạn đặt URL DynDNS cho trang web của mình. Nhờ ứng dụng khách, bất cứ khi nào địa chỉ IP public thay đổi, URL sẽ vẫn trỏ đến máy chủ Linux.

Vì vậy, khách truy cập sẽ có thể truy cập web server của bạn từ bên ngoài bằng cách vào http://yourhostname.dyndns.org. Một số ISP sẽ chặn cổng 80 đến router. Trong trường hợp này, hãy chuyển tiếp một cái gì đó như cổng 8080 sang cổng 80. Điều này sẽ cho phép bạn truy cập trang web của mình bằng cách vào http://yourhostname.dyndns.org:8080.

Bây giờ, web server của bạn đã được thiết lập, bạn có thể tập trung vào lập trình hoặc cài đặt phần mềm của riêng mình!

Có lẽ bạn sẽ chạy phần mềm blog hoặc host một diễn đàn hay bulletin board (nơi mọi người chia sẻ thông tin). Bạn có thể quan tâm hơn đến việc host một mạng xã hội như Mastodon, một portfolio, hay bất cứ điều gì bạn muốn.

Hi vọng với những hướng dẫn ở trên các bạn đã có những hướng dẫn chi tiết để bạn tự tạo cho mình một web server dành riêng cho bạn để chia sẽ file hoặc làm gì gì đấy.

https://quantrimang.com/build-linux-web-server-bang-may-tinh-cu-168430

Xem thêm : Tại Đây

Blog Download Template Blogspot : Tại Đây

Blog Download Phần Mềm Free : Tại Đây

Blog Download Acapella : Tại Đây

Trang mã hóa URL : Tại Đây

Theo dõi trên

Logo Google new
Rate this post